
Nguyên nhân cận thị ở trẻ em và những điều bạn cần biết
Tình trạng cận thị đang ngày càng phổ biến ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy những nguyên nhân chính gây ra cận thị ở trẻ em là gì và có cách nào khắc phục khi trẻ bị cận thị không? Hãy cùng Kính mắt Anna đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Nguyên nhân cận thị ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng cận thị ở trẻ em, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Với nguyên nhân khách quan – đây là những nguyên nhân bất khả kháng không thể thay đổi được:
- Yếu tố di truyền: Di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra cận thị ở trẻ em. Nếu một hoặc cả hai bố và mẹ của trẻ bị cận thị, tỷ lệ trẻ bị cận thị sẽ cao hơn so với trẻ không có di truyền cận thị.
- Phát triển không đồng đều của mắt: Trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thị giác ở trẻ, nếu quá trình này không diễn ra một cách đồng đều thì rất có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thị giác, bao gồm cận thị.
- Chấn thương hoặc bệnh lý: Một số chấn thương mắt hoặc các bệnh lý khác như viêm kết mạc, viêm võng mạc, hoặc bệnh lý cầu thang cornea có thể dẫn đến cận thị ở trẻ em.
Nguyên nhân gây cận thị phổ biến đến từ việc tiếp xúc với thiết bị điện tử
Tuy nhiên những nguyên nhân này không phải nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ cận thị ở trẻ mà chủ yếu đến từ những nguyên nhân chủ quan:
- Do tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều: trẻ em ngày nay được tiếp xúc với điện thoại, máy tính, tivi thường xuyên và không được kiểm soát nên rất dễ dẫn đến tình trạng bị cận thị ngay từ khi còn nhỏ. Và đây là nguyên nhân chính gây nên sự phổ biến về bệnh cận thị.
- Sử dụng thiết bị điện tử từ quá sớm: việc cho trẻ dùng các thiết bị này từ khi còn nhỏ khiến cho khả năng cận thị gia tăng từ rất sớm bởi lúc này giác mạc của trẻ chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện nên còn khá yếu.
- Học tập và chơi trong môi trường thiếu ánh sáng: nhiều trẻ vì mải chơi hoặc mải học mà không để ý được đến cường độ ánh sáng xung quanh mình sao cho phù hợp. Học tập hay tiếp xúc lâu trong môi trường thiếu ánh sáng khiến mắt trẻ phải điều tiết nhiều hơn, gây mỏi mắt và dễ bị cận thị
- Tư thế ngồi: việc ngồi như thế nào cũng ảnh hưởng khá nhiều đến mắt. Khi trẻ ngồi học, mắt nhìn quá sát vào sách vở cũng khiến trẻ nhanh bị cận. Khi tiếp xúc với điện thoại, máy tính mà không đúng khoảng cách cũng khiến trẻ nhanh cận
Đó là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tật cận thị ở trẻ. Vậy cận thị gây ra những bất tiện gì đối với trẻ em?
Những ảnh hưởng của bệnh cận thị đến trẻ
- Khả năng học tập: Cận thị có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc, viết và tiếp thu kiến thức của trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cận thị có thể làm giảm hiệu suất học tập và gây trở ngại trong việc tiếp cận thông tin.
- Hoạt động thể chất: Trẻ em bị cận thị thường có xu hướng tránh các hoạt động ngoại khóa và thể thao. Họ có thể không tự tin tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc không thể tham gia một cách toàn diện do hạn chế về tầm nhìn.
- Sự phát triển toàn diện: Tầm nhìn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cận thị có thể ảnh hưởng đến việc phát triển hình ảnh, tư duy không gian và khả năng điều hướng không gian.
Cận thị ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt ở trẻ
Cận thị còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ, khiến trẻ không thể hoàn thiện mọi thứ một cách trọn vẹn. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cận thị này từ sớm không?
Cách khắc phục tình trạng cận thị ở trẻ
- Phẫu thuật Laser: đây là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả, đồng thời cũng rút ngắn thời gian điều trị mắt. Tuy nhiên để chắc chắn trẻ có thể phẫu thuật mắt cận thị thì trẻ nên được bác sĩ khám và chẩn đoán vì không phải trẻ nào cũng có thể phẫu thuật được
- Đeo kính cận: Trẻ nên được đưa đến các cơ sở khám và cắt kính mắt uy tín để cắt kính kịp thời. Việc sử dụng kính cận đúng lúc sẽ giúp cải thiện tầm nhìn của trẻ, giúp trẻ hoạt động bình thường và hạn chế khả năng tăng độ cận của thị lực
- Tập thể dục cho mắt: Sau mỗi giờ học hoặc nhìn thiết bị điện tử, trẻ sẽ thấy mỏi mắt. Do đó trẻ nên có những bài tập luyện mắt hàng ngày sao cho mắt được nhanh nhạy và linh hoạt hơn, đỡ căng thẳng hơn sau mỗi giờ học
- Nhìn xa: Việc nhìn xa giúp cải thiện đáng kể thị lực ở trẻ. Hãy tập cho trẻ nhìn xa mỗi ngày từ 15-30 phút để mắt trẻ linh hoạt và đồng tử co giãn tốt hơn
- Môi trường ánh sáng: Luôn đảm bảo môi trường học và chơi xung quanh của trẻ lúc nào cũng đầy đủ ánh sáng, tránh để trẻ học hay chơi trong môi trường ánh sáng kém vì sẽ khiến thị lực của trẻ nhanh mỏi
Nên cho trẻ đeo kính khi độ cận lên cao
Có thể thấy việc bị mắc chứng cận thị có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của trẻ hiện tại và cả sau này. Do đó cần phải có những biện pháp kiểm soát các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ sao cho hợp lý.
Nếu bạn cần tư vấn, cần đo và cắt kính cận cho trẻ đừng quên liên hệ qua hotline 1900 0359 để được Kính mắt Anna tư vấn kỹ hơn nhé.