
Kỳ thu tiền bình quân – Khái niệm, cách tính chuẩn
Kỳ thu tiền bình quân hay số ngày tồn đọng của các khoản thu là một tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này sẽ cho biết khoảng thời gian bình quân mà doanh nghiệp tốn để thu hồi các khoản thu của mình. Nếu bạn đang băn khoăn thắc mắc về khoản tiền kỳ thu bình quân thì cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân trong tiếng anh được hiểu là Average collection period. Đây là khoản thời gian để doanh nghiệp thu về các khoản mà khách hàng nợ doanh nghiệp nằm trong mục các khoản nợ phải thu (AR). Các công ty, doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng các kỳ thu tiền. Điều này giúp họ đảm bảo đủ một khoản tiền mặt nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của công ty, doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền này thể hiện số ngày trung bình giữa ngày bán chịu và ngày người mua thành toán cho lần mua chịu đó. Khi thực hiện kỳ thu tiền là cách để cho thấy hiệu quả hoạt động của quản lý khoản phải thu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có khả năng quản lý khoản thu bình quân để đảm bảo các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường.
Kỳ thu bình quân thấp sẽ có lợi hơn so với kỳ thu bình quân cao. Kỳ thu bình quân thấp sẽ cho thấy công ty thu hồi tiền thanh toán nhanh hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này là các điều khoản tín dụng chưa nghiêm ngặt. Nếu như tình trạng này tiếp tục, khách hàng sẽ có thể tìm các nhà cung cấp dịch vụ với các điều khoản thanh toán dễ dàng hơn.
Số dư bình quân của khoản thu phải tính bằng cách cộng số dư của các khoản phải thu (AR) và số dư cuối kỳ trong các khoản thu rồi chia cho hai. Khi tính toán kỳ thu trung bình cho một năm, người ta thường sử dụng con số là 365 ngày để đơn giản hóa việc tính toán.
Công thức tính kỳ thu bình quân
Để tính được kỳ thu tiền bình quân bạn có thể áp dụng công thức như sau:
Kỳ thu tiền bình quân = 365 ngày/cho số vòng quay các khoản thu
Trong đó số vòng quay các khoản thủ sẽ được tính bằng:
Hệ số vòng quay các khoản thu = doanh số tín dụng thuần / các khoản phải thu
Mà doanh số tín dụng thuần lại được tính theo công thức:
Doanh số tín dụng thuần = Tổng doanh số bán hàng – doanh số bán hàng tiền mặt
Kỳ thu tiền trung bình này là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các công ty. Bởi các công ty này phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đối với dòng tiền của họ.
Khi áp dụng công thức tính doanh nghiệp sẽ biết được thời gian cần thiết để thu hồi nợ. Ngoài ra, nhà lãnh đạo còn có thể phân tích xu hướng biến động của tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng số dư nợ khách hàng. Nếu tỉ lệ này này tăng thể hiện khả năng thu hồi nợ phải thu khách hàng giảm đi, làm suy giảm dòng tiền, ảnh hưởng tới tính thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại.
Một số ví dụ tính thu tiền bình quân một kỳ
Ví dụ một tập toàn tài chính có các chỉ số cụ thể như sau:
- Tổng doanh số: 250.000$
- Doanh thu bằng tiền mặt: 90.000$
- Số dư cuối kỳ của các khoản phải thu: 20.000$
- Số dư cuối kỳ của tài khoản thương phiếu phải thu: 10.000$
Để tính được số tiền kỳ thu bình quân cho tập đoàn này, chúng ta cần phải có vòng quay bình quân và có thể giả định số ngày trong năm là 365. Cách tính như sau:
- Doanh số tín dụng thuần = tổng doanh số bán hàng – doanh số bán hàng tiền mặt. Do đó, doanh số chính là 250.000$ – 90.000$ = 160.000$
- Hệ số vòng quay các khoản thu được tính bằng doanh số tín dụng thuần/ ( các khoản phải thu + khoản người mua thiếu phải thu). Từ đó hệ số vòng quay các khoản phải thu sẽ là 160.000$/ (20.000$ + 10.000$) = 5,3 lần
- Kỳ thu tiền trung bình của tập đoàn tài chính có thể tính bằng công thức như sau: kỳ thu tiền bình quân = 365 ngày/ hệ số vòng quay khoản phải thu trung bình. Điều này có nghĩa kỳ thu tiền trung bình sẽ là 365/5.3 = 69 ngày
Như vậy số ngày mà tập đoàn tài chính có kỳ thu tiền trung bình sẽ là 68 ngày. Với khoảng thời gian thu tiền như này, tập đoàn tài chính cần phải áp dụng các chính sách thu phí mạnh hơn để có thể rút ngắn khoảng thời gian này. Tốt nhất, khoảng thời gian để thu tiền trong một kỳ thu bình quân nên nằm ở mức từ 30 – 40 ngày để đảm bảo công ty có đủ tài chính để chi trả cho các chi phí duy trì hoạt động của mình.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kỳ thu tiền bình quân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu, tính toán các khoản thu bình quân trong một kỳ của công ty để đạt hiệu quả một cách cao nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi.